Có rất nhiều size,linh kiện tháp giải nhiệt đảm nhiệm những vai trò khác nhau, và cánh quạt cũng không phải là ngoại lệ. Phụ kiện này có nhiệm vụ là định lượng không khí lưu thông, giúp đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt trong hệ thống tuần hoàn của tháp làm mát nước. Từ đó có thể khẳng định nếu thiếu cánh quạt thì tháp hạ nhiệt không thể hoạt động bình thường và sẽ không thể làm mát nước.
Trong các dòng tháp hạ nhiệt nước công nghiệp hiện nay, cả quạt hướng trục và quạt ly tâm đều được sử dụng để thông gió bên trong tháp. Tùy theo kích thước của tháp mà chúng ta có thể sử dụng quạt đẩy cố định hoặc biến đổi độ nghiêng cánh để luân chuyển lưu lượng khí mong muốn với mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất.
1. Cánh quạt bằng nhựa
Các model tháp giải nhiệt cooling tower có công suất nhỏ từ 5RT — 30RT thì chủ yếu sử dụng cánh quạt được làm từ vật liệu polime ABS tổng hợp cường độ cao.
Cánh quạt được gia cố bằng sợi thủy tinh nên có độ nghiêng khí động lực khá tốt, dễ dàng điều chỉnh trong những tình huống cụ thể.
Ưu điểm của dòng cánh quạt này là hoạt động êm ái, tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ dài lâu.
Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của cánh quạt bằng nhựa cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: khoảng cách giữa các cánh, vật cản với lưu lượng khí, hình dạng bộ phận dẫn không khí vào tháp,…
Với các model tháp làm mát nước có công suất từ 40RT — 1000RT thì cánh quạt thường được gia công bằng vật liệu hợp kim nhôm, có khả năng chống ăn mòn tốt, chịu được tác động của nước có tạp chất, hóa chất và ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Loại cánh quạt này được sản xuất theo quy trình đúc nên rất khó để tạo được độ nghiêng khí động lực lý tưởng cho nhu cầu lưu thông không khí. Do đó, quạt tháp giải nhiệt công nghiệp bằng kim loại thường được lắp đặt trong các tháp có công suất lớn, đảm bảo sự ổn định trong suốt quá trình thiết bị hoạt động.