Tin Tức

Hướng dẫn bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Lợi ích của việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước định kỳ

Tháp giải nhiệt có thể gặp một số vấn đề hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Lúc này người dùng cần tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng lại hệ thống để đảm bảo hiệu quả công việc.

 

Giúp cải thiện hiệu quả làm việc

Trong hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, tháp giải nhiệt đều được lắp đặt ngoài trời. Vì thế, tháp dẽ chịu tác động tiêu cực của môi trường làm việc khắc nghiệt, kết hợp với kết cấu tuần hoàn hở dễ nhiễm bẩn do bụi, vi khuẩn, rác vụn, phân chim,... nên tháp hạ nhiệt có thể bị xuống cấp nhanh chóng, làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. 

Hiện tượng này kéo dài có thể làm giảm năng suất lao động của cả nhà máy. Do vậy, để ngăn chặn tình trạng tháp giải nhiệt nước bị bám bẩn, rong rêu, cáu cặn,... thì người dùng cần phải vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, giúp tháp hoạt động đúng hiệu suất.

 

Đảm bảo độ bền của tháp giải nhiệt công nghiệp

Việc vệ sinh, bảo trì tháp giải nhiệt thường xuyên giúp chúng ta dễ dàng loại bỏ sạch sẽ cáu cặn, rong rêu hay rác vụn trong tháp, ngăn chặn nguy cơ tắc nghẽn đường ống hoặc ăn mòn các linh kiện bên trong. Đồng thời, kiểm tra tháp giải nhiệt nước định kỳ cũng là biện pháp giúp người làm nhiệm vụ vận hành thiết bị có thể kịp thời phát hiện những sự cố trục trặc trên tháp và xử lý nhanh chóng.

Không chỉ vậy, thường xuyên bảo dưỡng tháp giải nhiệt còn đóng vai trò đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt, không làm trì hoãn công việc sản xuất của cả nhà xưởng, văn phòng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sử dụng tháp hạ nhiệt có thể tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa những sự cố hỏng hóc trên thiết bị và duy trì hoạt động sản xuất của cả nhà máy luôn diễn ra suôn sẻ.

 

Tuy nhiên khi nào cần sửa chữa, bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước?

Khi nào cần bảo trì, bảo dưỡng tháp giải nhiệt Cooling Tower?

 

Nếu tháp giải nhiệt công nghiệp gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì quý khách cần phải dừng hoạt động ngay lập tức và thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị:

 

  • Quạt tháp bị đảo, phát ra tiếng kêu lạ trong quá trình hoạt động.
  • Tháp bị rung ồn mạnh dù khi mới mua về không hề có biểu hiện này.
  • Bộ phận bơm của tháp giải nhiệt nước bị rò nước ở phớt, phát ra tiếng động lạ hoặc thân bơm có tình trạng nóng lên bất thường.
  • Có hiện tượng bám nhiều cáu cặn ở đáy tháp.
  • Tấm giải nhiệt nước bị bám nhiều cặn bẩn, thường có màu vôi do bám cặn CaCO3.
  • Lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống bị giảm, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

 

 

Quy trình bảo dưỡng tháp hạ nhiệt công nghiệp

 

Nếu bạn muốn bảo dưỡng tháp giải nhiệt đúng cách thì nên tìm hiểu kỹ quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Một quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt chuẩn phải tuân thủ theo các bước dưới đây:

 

Bước 1: Tiến hành loại bỏ hết cáu cặn trong tháp giải nhiệt

Bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, chúng ta cần loại bỏ hết cáu cặn có trong tháp. Nguyên nhân sinh ra cáu cặn có rất nhiều, chung quy lại cũng do tháp giải nhiệt là hệ tuần hoàn hở, sau thời gian sử dụng dài thì sẽ thu hút rất nhiều loại bụi bẩn bám vào. Bụi bẩn tích tụ cả bên ngoài lẫn bên trong sẽ sinh ra cáu cặn, làm hỏng hóc linh kiện, bít tắc đường ống dẫn. Thêm vào đó, nước trong tháp giải nhiệt cũng chưa được làm mềm hoàn toàn, vẫn có hiện tượng nước cứng và khi gặp nhiệt độ cao thì nó sẽ bị kết tủa sinh ra cặn.

Do đó, bước đầu tiên khi thực hiện quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt là chúng ta cần phải vệ sinh loại bỏ hết cáu cặn có trong tháp. Việc loại bỏ cáu cặn có trong đáy tháp giải nhiệt và hệ thống đường ống dẫn phải tuân thủ đúng quy trình, sử dụng đúng loại hóa chất phá vỡ liên kết cứng an toàn đúng nồng độ. Thêm vào đó, trong quá trình tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, tuân thủ nghiêm ngặt luật lao động để tránh các rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất.

Trong bước này, kỹ thuật viên tiến hành đưa hóa chất vào trong bồn, tiến hành xả van nước đầu vào và đầu ra để hóa chất chạy tuần hoàn trong khoang tháp. Chất tẩy rửa cộng áp lực nước cao sẽ đẩy sạch mọi cặn bẩn ra ngoài. Sau khi tiến hành tẩy cặn bẩn thì kỹ thuật viên sẽ bơm nước sạch để đẩy nước chứa hóa chất đi, kiểm tra lại nước trong khoang tháp bằng máy đo pH/quỳ tím nếu thấy đạt trung tính là ổn.

 

Bước 2: Vệ sinh các ống dẫn nước ra vào tháp

Sau khi tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt thì chúng ta tiến hành vệ sinh các ống phân phối nước ra vào tháp. Thợ kỹ thuật tiến hành tháo rời các tấm lưới trong tháp để lộ ra phần hệ thống ống dẫn nước. Ống dẫn nước khi lộ ra, được tẩy rửa hết cặn bẩn và rong rêu bán vào bằng cách xịt vòi nước áp lực cao. Nên xịt rửa cả trong và ngoài phần ống nước để đảm bảo đường ống đã hoàn toàn sạch và thông thoáng.

 

Bước 3: Kiểm tra dầu bôi trơn

Tháp giải nhiệt cũng hoạt động bởi lực truyền động từ động cơ và được điều khiển bởi hệ thống bảng điều khiển. Để động cơ hoạt động bền bỉ và êm ái thì cần tới sự hỗ trợ của dầu bôi trơn. Theo đánh giá, người sử dụng cần kiểm tra dầu bôi trơn cho tháp giải nhiệt 6 tháng một lần.

Tiến hành xả dầu và quan sát chất lượng dầu trong tháp. Kiểm tra xem mức độ hao hụt dầu trong tháp đến đâu, chất lượng dầu còn ở dạng lỏng hay đã đóng bánh,... Việc kiểm tra giúp bạn đánh giá được chất lượng dầu trong tháp, cân nhắc xem nên thay dầu hay chưa.

 

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện của tháp

Trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt ngoài việc vệ sinh khoang máy, kiểm tra động cơ thì không thể thiếu phần kiểm tra hệ thống điện. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho máy bơm, động cơ, bảng điều khiển, bảng cảm biến,...

 

Bước 5: Vệ sinh bên quạt gió, vỏ tháp

Các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài cũng cần được vệ sinh cẩn thận. Kiểm tra xem hoạt động của các cánh quạt hút gió, lưới bảo vệ tháp, thân tháp có dấu hiệu bị oxi hóa hay không. Mặt khác, kiểm tra các chốt ốc vít, các mối nối xem còn bền chắc hay không. Hãy đảm bảo tất cả đều còn trong thời hạn sử dụng, không bị oxi hóa sụt giảm chất lượng quá đà.

 

Bước 6: Vận hành tháp giải nhiệt sau khi bảo dưỡng

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra phía trên, bạn tiến hành vận hành thử tháp giải nhiệt. Tiến hành châm nước vào trong tháp, mở hệ thống điều chỉnh mức nước, hệ thống đo lường cảm biến nhiệt độ. Nếu thấy tháp giải nhiệt đã vận hành bình thường, không có tiếng kêu, rung lắc thì như vậy đã đạt ổn.

 

 

Một số chú ý về tần suất kiểm tra, bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước

- Sau 5 - 6 ngày hoạt động đầu tiên, người dùng cần kiểm tra cánh quạt tháp hạ nhiệt xem có kêu to không, có bị lỏng không, nếu có thì tìm nguyên nhân cánh quạt bị kêu to để xử lý kịp thời, đồng thời siết chặt cánh quạt bị lỏng.

- Sau khi tháp giải nhiệt nước hoạt động được khoảng 2 tuần thì người dùng cần kiểm tra lại mực nước trong hệ thống, duy trì mực nước ổn định và châm nước thường xuyên. Đồng thời, bạn cần chú ý xử lý làm mềm nước trước khi đưa vào hệ thống để ngăn chặn hiện tượng cáu cặn, ăn mòn các linh kiện bên trong tháp giải nhiệt công nghiệp.

- Sau 1 tháng vận hành tháp giải nhiệt nước, người sử dụng cần thay nước trong hệ thống, xịt rửa tấm giải nhiệt và vỏ tháp khỏi cáu cặn, bụi bẩn.

- Sau một thời gian tháp hạ nhiệt ngưng hoạt động, khi khởi động lại thiết bị thì trước tiên người dùng phải kiểm tra điện trở, độ cách điện của motor để tránh sự cố nguy hại cho tháp và chính bản thân mình.

 

** Chú ý:

Hướng dẫn bảo trì tháp giải nhiệt cooling tower trên đây là quy trình cơ bản dành cho kỹ thuật viên chuyên vận hành thiết bị trong nhà máy. Trong trường hợp cần phải can thiệp sâu hơn về mặt kỹ thuật thì tốt nhất quý khách nên tìm tới những kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn để tránh rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Các thông tin bảo dưỡng tháp giải nhiệt trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho công việc của bạn. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp kỹ hơn về vấn đề sử dụng, bảo trì tháp làm mát công nghiệp, quý khách hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay tới hotline 0902 852 848 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TASHIN VIỆT NAM

  • 28 ĐƯỜNG 28A, Phường Bình Trị Đông, Bình Tân
  • Hotline: 0907 667 318
bài viết khác
Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt

Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt hoạt động dựa vào phương thức trích nhiệt từ hơi nước và thải khí ra ngoài khí quyển nên phần nước được đọng lại trong tháp sẽ được làm mát. Các loại tháp giảm nhiệt độ đều có nguyên lý làm việc chung như sau:

Phân loại tháp giải nhiệt nước

Phân loại tháp giải nhiệt nước

Tùy vào đặc điểm, cấu tạo, chức năng, hình dáng, thương hiệu,…người ta chia tháp giải nhiệt thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như:

Ứng dụng của tháp giải nhiệt

Ứng dụng của tháp giải nhiệt

Hiện tháp giải nhiệt công nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay.

Hỗ trợ hotline 8:00 - 18:00  |  Đặt hàng online 24/24
HCM:    0902 852 848

HÀ NỘI:    0902 852 848